Hiện nay, công nghệ Timelapse đang được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôi cấy phôi khi làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Đây được xem một trong những kỹ thuật tân tiến bậc nhất nhằm tạo ra môi trường gần giống cơ thể người mẹ để phôi thuận lợi phát triển. Thông qua việc nuôi cấy không xâm lấn, theo dõi tự động sẽ chọn ra được phôi tốt nhất giúp tăng tỷ lệ đậu thai thành công cho bệnh nhân.

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) hiện đang là một trong những phương pháp điều trị vô sinh hiệu quả bậc nhất thế giới. Trứng và tinh trùng sẽ được tiến hành thụ tinh và tạo phôi ngoài cơ thể. Những phôi tạo này được nuôi cấy vài ngày trong phòng thí nghiệm trước khi đưa trở lại tử cung người phụ nữ để làm tổ và phát triển thành thai nhi một cách tự nhiên như thụ tinh thông thường.

Quy trình IVF tuy đơn giản nhưng để đạt kết quả cao là rất khó.

Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF nghe thì đơn giản nhưng để ra được kết quả chất lượng và thành công cao là điều không hề dễ dàng. Việc xây dựng môi trường nhân tạo tối ưu cho thụ tinh và nuôi dưỡng những mầm sống đầu tiên diễn ra vô khó khăn và cũng là phần quan trọng nhất.

2. Kích trứng là gì? 

Kích thích buồng (kích trứng) là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết, dạng uống hoặc tiêm, nhằm kích thích sự phát triển của nang noãn trong buồng trứng. Khi các nang đạt kích đủ thước, bệnh nhân được tiêm thuốc gây rụng trứng. Phần lớn người bệnh thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều trải qua quá trình kích thích trứng rụng và chọc hút noãn. Noãn sau khi lấy ra sẽ kết hợp với tinh trùng để tạo phôi.

2.1. Các loại thuốc tiêm kích trứng 

Mỗi bệnh nhân sẽ phản ứng với thuốc khác nhau, do đó bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và các bệnh lý liên quan như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, hoặc quá trình kích thích buồng trứng trong các chu kỳ trước đó để đưa ra được liều thuốc phù hợp nhất.

Mỗi bệnh nhân sẽ phản ứng với một loại thuốc kích trứng khác nhau

  • Thuốc ngăn ngừa quá trình phóng noãn sớm: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng giúp tăng số lượng các nang noãn phát triển. Tuy nhiên, điều này dễ gây nên hiện tượng phóng noãn sớm và dẫn đến thất bại trong điều trị. Do đó, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa hiện tượng này để các nang noãn trưởng thành đúng thời điểm và thu được nhiều nang noãn chất lượng tốt.
  • Thuốc gây phóng noãn: Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khi một nang noãn trưởng thành, hormone LH sẽ tăng cao để kích hoạt quá trình phóng noãn (rụng trứng). Tuy nhiên, dùng thuốc kích thích buồng trứng và thuốc ngăn phóng noãn, khiến cho quá trình không diễn ra hoặc diễn ra không đúng thời điểm. Vậy nên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây phóng noãn để noãn trưởng thành đúng thời điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọc hút thu được nhiều noãn chất lượng tốt.

2.2. Số ngày kích trứng 

Kỹ thuật tiêm thuốc kích trứng thường được bắt đầu từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khoảng 10 đến 12 ngày, tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Đến khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ, bệnh nhân được hẹn để thực hiện chọc trứng. Trong suốt 2 tuần điều trị, bệnh nhân được yêu cầu đến thăm khám để: siêu âm, xét nghiệm và kiểm tra tiền mê vào thứ 6, thứ 8 và thứ 10 của quá trình tiêm thuốc. Bác sĩ dựa vào đó để theo dõi sát sự phát triển của các nang trứng.

Khi các nang trứng đạt đến kích thước mong muốn và niêm mạc tử cung dày lên đến mức độ phù hợp, bệnh nhân có thể quan hệ tự nhiên hoặc thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) hoặc IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).

2.3. Các bước kích trứng 

Quá trình kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm cơ bản bao gồm ba bước:

Bước 1: Sử dụng thuốc kích thích nang noãn phát triển (thuốc tiêm và/hoặc uống).

Bước 2: Sử dụng thuốc ngăn ngừa phóng noãn sớm (tùy trường hợp).

Bước 3: Sử dụng thuốc gây phóng noãn khi nang noãn đạt kích thước cần thiết, sau đó lấy noãn sau 36 – 40 giờ.

Thuốc kích thích buồng trứng là hormone sinh dục ngoại sinh như FSH (hormone kích thích nang noãn phát triển) và LH (hormone tạo hoàng thể), thường được tiêm hoặc uống. Trong hỗ trợ sinh sản, mục tiêu là kích thích nang noãn phát triển để thu được nhiều noãn hơn.

3. Sàng lọc phôi có tác dụng gì? 

Sàng lọc phôi là phương pháp phân tích gen di truyền trước khi chuyển phôi vào tử cung. Kỹ thuật này dùng để hỗ trợ cặp vợ chồng chọn ra phôi có gen di truyền tốt nhất trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ. Mỗi phôi thai chứa thông tin gen di truyền từ cả cha và mẹ. Qua quá trình sàng lọc có thể phát hiện ra các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể trong các tế bào phôi. 

Sàng lọc phôi là phân tích gen di truyền trước khi chuyển phôi vào tử cung.

Sàng lọc phôi tiền làm tổ có thể phát hiện lên đến 2000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau, do bất thường của nhiễm sắc thể (NST). Trung bình khoảng 4% trẻ sinh ra gặp vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là trong nhóm các mẹ làm thụ tinh ống nghiệm. Sàng lọc phôi tiền làm tổ đã dần trở thành phương pháp quan trọng trong thụ tinh bằng ống nghiệm. Điều này giúp đảm bảo cho đứa con khỏe mạnh và không mắc các bệnh di truyền.

4. Nuôi cấy phôi và sự khác nhau giữa phôi ngày 3 & phôi ngày 5

Nuôi cấy phôi là quá trình chăm sóc và duy trì sự sống của phôi sau khi đã thụ tinh. Đây được xem là bước quan trọng trong quy trình hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh ống nghiệm. Sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, phôi được đặt trong một môi trường nuôi cấy thích hợp thay vì chuyển vào tử cung của mẹ.

Thông thường, phôi có thể chuyển vào ngày 3 hoặc ngày 5 sau khi nuôi cấy. Phôi ngày 3 thường nhiều hơn và có tỷ lệ cao hơn, nhưng chuyển nhiều phôi ngày 3 có thể tăng chi phí và rủi ro đa thai. 

Mục tiêu là giảm số lượng phôi chuyển mà vẫn duy trì tỷ lệ thành công cao. Chọn phôi ngày 5 có thể giúp giảm chi phí và rủi ro đa thai, đồng thời tăng cơ hội cho mỗi phôi được chuyển.

4.1. Theo dõi trước và sau khi chuyển phôi

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bác sĩ sử dụng ống thông để đưa phôi vào vị trí chính xác trong tử cung, từ đó sự phát triển của phôi phụ thuộc trực tiếp vào cơ thể người mẹ. Tuân thủ chế độ sinh hoạt hợp lý theo chỉ định của bác sĩ là cách để tăng tỷ lệ thành công của IVF.

Theo dõi trước và sau khi chuyển phôi

Trước khi chuyển phôi

Một yếu tố quyết định cho sự thành công của chuyển phôi là sự chuẩn bị niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho phôi làm tổ. Điều này đòi hỏi việc bổ sung các loại thuốc nội tiết như estrogen và progesterone, được sử dụng qua đường uống, tiêm, hoặc đặt âm đạo theo chỉ định của bác sĩ.

Trước khi chuyển phôi, các mẹ nên chú ý uống và đặt thuốc đúng giờ, theo đơn đều đặn. Nếu phải tiêm thuốc, nên đến cơ sở y tế để đảm bảo thực hiện an toàn.

Sau khi chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi, các mẹ sẽ nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 1 giờ tại phòng thủ thuật trước khi về nhà. Khi về nhà, mẹ cần duy trì chế độ sinh hoạt điều độ và tiếp tục bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước uống như trước khi chuyển phôi.

5. Tần suất lên khám, theo dõi sau khi chuyển phôi 

Một thai kỳ sau chuyển phôi thành công cần được theo dõi tương tự như một thai kỳ bình thường, với các mốc thời gian quan trọng mà các mẹ cần nắm rõ như sau:

  • Từ 2-3 tuần: Thời điểm chuyển phôi.
  • Tuần thứ 4 (tức tuần thứ 2 sau chuyển phôi): Thử thai bằng que thử.
  • Tuần thứ 5 (tương đương 3 tuần sau chuyển phôi): Khám siêu âm đầu tiên.
  • 12 tuần đầu: Khám định kỳ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
  • Tuần thứ 12: Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật double test.
  • Từ tuần 16 đến 18: Thực hiện Triple test.
  • Tuần thứ 22: Siêu âm để đánh giá các dị tật bẩm sinh, các chỉ số thai nhi và đánh giá phần phụ.
  • Tuần 24 – 28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  • Từ tuần 27 đến 32: Thăm khám dự phòng cho bệnh nhân Rh-.
  • Tuần thứ 32: Kiểm tra bánh rau, các chỉ số của thai nhi và sự hoàn thiện của các cơ quan.
  • Từ tuần 36: Kiểm tra đều đặn hàng tuần đến khi dự sinh.

 

Trong suốt quá trình này, chị em phải duy trì điều độ chế độ sinh hoạt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước uống như trước khi chuyển phôi. Việc theo dõi và tuân thủ các mốc khám thai định kỳ giúp đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

6. Trữ đông trứng 

Trữ đông trứng cho phép phụ nữ trì hoãn mang thai, tập trung vào sự nghiệp và kế hoạch cá nhân mà không lo lắng về tuổi tác. Sau tuổi 35, chất lượng và số lượng trứng giảm mạnh, ảnh hưởng đến khả năng mang thai và tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Kỹ thuật này giúp phụ nữ có thêm thời gian phát triển trong môi trường lao động cạnh tranh.

Hiện nay việc trữ đông trứng ngày càng trở nên phổ biến bởi: tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng nhanh, phân hóa theo địa lý, chủng tộc và thu nhập. Đặc biệt, tỷ lệ cao hơn ở người có thu nhập cao, do tập trung vào sự nghiệp và kết hôn muộn. Do đó, trữ đông trứng ngày càng được phụ nữ quan tâm như một phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản, ví như tấm phiếu bảo hiểm sinh học cho tương lai.

Những đối tượng có thể trữ đông trứng bao gồm:

  • Phụ nữ có vấn đề về sức khỏe sinh sản (như ung thư, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung) cần hóa trị, xạ trị, hoặc cắt bỏ buồng trứng.
  • Phụ nữ giảm dự trữ buồng trứng cần gom trứng nhiều lần.
  • Phụ nữ muốn chủ động trữ trứng vì chưa sẵn sàng có con.
  • Trường hợp người chồng không lấy được mẫu tinh trùng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

7. Ứng dụng Timelapse trong nuôi cấy phôi

Công nghệ Time-lapse tự động theo dõi và đánh giá tình trạng phát triển của phôi.

Kỹ thuật time lapse là công nghệ hiện đại bậc nhất trong việc hỗ trợ sinh sản hiếm muộn. Tủ nuôi cấy time – lapse được trang bị camera và kính hiển vi kết nối với máy vi tính, giúp quan sát sự phát triển của phôi mà không làm ảnh hưởng đến chúng. Điều này đảm bảo môi trường ổn định cho quá trình nuôi cấy. Trí tuệ nhân tạo AI ghi nhận sự phát triển của phôi và hướng dẫn lựa chọn phôi tốt. Công nghệ này giúp phát hiện bất thường trong phân chia nhiễm sắc thể và dự đoán khả năng phát triển của phôi, đồng thời giải quyết các vấn đề như sảy thai và dị tật bẩm sinh. Quá trình nuôi cấy được thực hiện mà không cần mở cửa tủ, đảm bảo an toàn cho phôi.

8. Tại sao nên nuôi cấy phôi bằng công nghệ Timelapse tại bệnh viện An Việt ?

Tại Bệnh viện An Việt, chúng tôi không chỉ cam kết đem đến dịch vụ y tế chất lượng cao mà còn ứng dụng những công nghệ tiên tiến bậc nhất trong lĩnh vực thụ tinh nhân tạo. Và Timelapse là một trong những công nghệ đơn vị tự hào trong quá trình nuôi cấy phôi.

  • Trang bị thiết bị hiện đại và hệ thống khí sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng lab, cùng hệ thống tủ cấy đơn được tối ưu hóa nhằm nâng cao tỉ lệ thành công trong mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo.
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến trên toàn thế giới như ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn), hỗ trợ phôi thoát màng và dự trữ sinh sản bao gồm: đông phôi, đông tinh, đông noãn, giúp khách hàng chủ động thời gian sinh con theo ý muốn. 

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện An Việt không chỉ giỏi chuyên môn vmà còn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn. Đồng thời được đào tạo và cập nhật các phương pháp mới nhất trên toàn cầu, từ đó đem lại những kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện, Quý khách vui lòng gọi đến số HOTLINE 035.685.5656 hoặc liên hệ trực tiếp trên website để chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí.

————————–

BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT

Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900 28 38 – 035.685.5656